Luật Lâm Vinh, dịch vụ tư vấn luật tại bình dương, tư vấn dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, thương mại, tranh chấp dân sự, thừa kế, dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Recent Comments

Doanh nghiệp cần làm gì khi Bộ luật lao động mới có hiệu lực pháp luật

 


Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, quy định nhiều điểm mới so với Bộ luật lao động năm 2012. Các điểm mới trong BLLĐ thể hiện ở các quy định về Hợp đồng lao động, tiền lương, nghỉ hàng năm, kỷ luật lao động… Do vậy, Doanh nghiệp cần cập nhật các quy định mới để bổ sung hoàn thiện Nội quy lao động,Thỏa ước lao động tập thể và các quy định, quy chế có liên quan.

1. Cập nhật lại Nội quy lao động.

Nội quy lao động được xem như “văn bản luật nội bộ” mà doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành.

 Khi BLLĐ thay đổi, kéo theo nhiều thay đổi cả về chính sách việc làm, hợp đồng, kỷ luật lao động và các quy định khác về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, thử việc…

Một số điểm mới mà doanh nghiệp có thể cập nhật, bổ sung vào Nội quy lao động mà Luật Lâm Vinh đã liệt kê bao gồm: Tham khảo các bài viết dưới đây.

Điểm mới về nghỉ phép năm theo Bộ luật lao động 2019

Các trường hợp người lao động không phải báo trước khi đơn phương thanh lý hợp đồng lao động;

Hậu quả pháp lý khi sa thải năm 2021

Tổng hợp những điểm mới Bộ luật lao động năm 2021

Tổng hợp những điểm mới Bộ luật lao động 2021

Những điểm mới của Hợp đồng lao động kể từ ngày 01/01/2020

Trình tự đăng ký thay đổi, bổ sung Nội quy lao động được thực hiện theo quy định của BLLĐ, về cơ bản trình tự không có sự thay đổi so với BLLĐ cũ.

Nội quy lao động mới cần có sự chấp thuận, thông qua bởi Đại diện Công đoàn cơ sở và đăng ký tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

2. Cập nhật lại Thỏa ước lao động tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tập thể người lao động (Đại diện là Công đoàn cơ sở) và Người sử dụng lao động (Đại diện bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp), là các quy định chung nhất có liên quan đến quá trình giao kết thực hiện hợp đồng lao động.

Các nội dung mà Nội quy lao động đã thể hiện thường được doanh nghiệp loại trừ khi xây dựng Thỏa ước lao động (tránh lặp lại nội dung). Các quy định về Thỏa ước lao động được quy định tại Mục 3 Chương V BLLĐ 2012 (từ Điều 73 đến Điều 82) và thể hiện tại Mục 3 Chương V BLLĐ 2019 (từ Điều 75 đến Điều 89), doanh nghiệp có thể xem BLLĐ 2019 để chi tiết hơn.

Một số nội dung cần cập nhật, bao gồm:

- Căn cứ pháp lý (thay thế bằng BLLĐ 2019);

- Cập nhật lại hình thức của HĐLĐ, chỉ giữ lại 2 hình thức là HĐLĐ có thời hạn dưới 36 tháng và HĐLĐ không xác định thời hạn, không quy định hợp đồng theo mùa vụ.

- Cập nhật lại nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc xây dựng quy chế, quy định về phòng chống tình dục tại nơi làm việc;

- Cập nhật lại trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thanh toán tiền lãi chậm trả khi NSDLĐ chậm thanh toán tiền lương cho NLĐ.

- Các quy định khác theo quy định, quy chế của NSDLĐ, tùy từng doanh nghiệp quy định.

Share:
Chào mừng bạn đến với Website của Đặng Quốc Vinh. Chúc bạn một ngày tốt lành

Translate

Bài viết mới nhất

Đặt câu hỏi

Tên

Email *

Thông báo *

z