Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức phải thực hiện
nhiều thủ tục, trải qua nhiều giai đoạn, và trong đó, khâu quan trọng nhất vẫn
là thẩm định nội dung nhãn hiệu. Có hai kết quả có thể xảy ra ở giai đoạn này,
một là Cục SHTT (gọi tắt là Cục) sẽ đồng ý cấp văn bằng bảo hộ (nộp phí theo
quy định) hoặc Cục ra văn bản từ chối bảo hộ nhãn hiệu. Luật Lâm Vinh cũng đã
có bài viết về những điều doanh nghiệp cần làm khi bị Cục từ chối bảo hộ Bấm để xem bài viết liên quan
Một trong những căn cứ
mà Cục thường sử dụng để từ chối bảo hộ nhãn hiệu xin đăng ký là quy định tại
Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, quy
định như sau: "Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự
mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp
hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này ."
Thoạt
nhìn thì căn cứ từ chối trên có vẻ không có vấn đề nhưng sự tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau mà chưa có hồi kết.
1.
Về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.
Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ
ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm (Khoản 6
Điều 93 Luật SHTT)
.Khoản
2 Điều 94 Luật SHTT quy định: “Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ
phí gia hạn hiệu lực.”.
Điểm
a Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT quy định văn bằng bảo hộ hết hiệu lực nếu “Chủ
văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo
quy định”.
Theo
các quy định đã viện dẫn nêu trên, Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực nếu hết thời hạn bảo hộ mà chủ sở
hữu không tiến hành gia hạn hoặc các trường hợp khác quy định tại Điều 95 Luật
SHTT.
Vậy
căn cứ nào để đưa ra quy tắc 05 năm thể hiện tại Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật
SHTT.
2.
Quy tắc 05 năm.
Quy
tắc này được Cục SHTT áp dụng để nêu lý do từ chối bảo hộ, và nhãn hiệu của cá
nhân, tổ chức bị từ chối có thể rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau:
-
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký khi nhãn hiệu được bảo hộ chưa hết thời hạn 05 năm
kể từ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hộ, thời điểm hoàn thành việc thẩm định
nội dung cũng nằm trong khoảng thời gian đã nêu;
-
Doanh nghiệp nộp đơn khi nhãn hiệu bảo hộ đã hết nhưng chưa quá 05 năm và thời
điểm hoàn thành việc thẩm định nội dung đã qua 05 năm hoặc vừa hết 05 năm;
-
Doanh nghiệp nộp đơn khi nhãn hiệu hết thời hạn 05 năm nhưng chủ đơn có nộp lại
hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
Một
lý do được đưa ra để giải thích cho quy tắc 05 năm chính là để bảo hộ nhãn hiệu
khi thời hạn đã hết nhưng khả năng vẫn được người tiêu dùng đón nhận, lưu hành
trên thị trường. Khó để đưa ra khái niệm chính xác cho nhận định vừa nêu, nhưng
hiểu nôm na là nhận thức, nhận diện, đánh giá, hoặc thị hiếu, quan điểm tiêu
dùng của người tiêu dùng đối với sản phẩm/hàng hóa đã được bảo hộ nhưng hết
hạn.
Ví
dụ: Sản
phẩm của công ty A vẫn được sản xuất, lưu hành trên thị trường, và nhận được
đánh giá, phản hồi tích cực của khách hàng trong suốt quá trình sản xuất, tiêu
thị. Mặc dù thời hạn bảo hộ nhãn hiệu đã hết nhưng quan điểm của các nhà làm
luật vẫn dự liệu khoảng thời gian 05 năm để đánh giá tổng quan về nhãn hiệu đó
trước khi chấp nhận một nhãn hiệu đăng ký bởi cá nhân, tổ chức mới cho cùng sản
phẩm, nhãn hiệu đó.
Quy định nêu trên nhằm bảo vệ người tiêu dùng, tránh khả năng lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại. Đây là một tư duy đúng nhưng cần có sự nhận thức và điều chỉnh lại phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội (Luật SHTT ban hành 2006), tránh lạc hậu so với thế giới xung quanh và mặt khác đang trở thành trở ngại gây cản trở một cách bất hợp lý đến quá trình xác lập quyền đối với nhãn hiệu.
Đặt
giả sử có yếu tố trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, khi doanh nghiệp
muốn đăng ký nhãn hiệu phải chờ thêm thời hạn 05 năm kể từ ngày hai nhãn hiệu
nói trên hết hạn mới được đăng ký, xem xét cấp giấy chứng nhận bảo hộ, trong
khi nhãn hiệu hết hiệu lực mà không cần quan tâm nhãn hiệu có được chủ sở hữu
gia hạn hay không hoặc sản phầm/hàng hóa còn lưu hành trên thị trường hay
không. Luật SHTT cũng không quy định các quyền bảo lưu đăng ký lại hoặc quyền
ưu tiến đến ngày cuối cùng của thời hạn.
Quy
tắc 05 năm quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT, nếu tiếp cận ở nhiều
góc nhìn khác nhau thì đang gây bất lợi cho doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục
đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt trong xu thế ngày càng phát triển của kinh tế, toàn
cầu hóa, và không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý nào có trong các quy định pháp
luật hiện hành.
Hotline: 096868.2478