Chủ đơn sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu nhưng không được Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) cấp văn bản bảo hộ và ra thông báo từ chối. Vậy, nguyên dẫn dẫn đến việc từ chối bảo hộ của CSHTT Việt Nam xuất phát từ đâu ?
1. Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Một vài nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ, và thuộc trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ;
e) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
- Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký bị từ chối do không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, và người nộp không có câu trả lời xác đáng, hợp lý cho dự định từ chối của Cục sở hữu trí tuệ hoặc không trả lời các công văn của Cục về dự định từ chối cấp văn bằng đúng thời hạn của pháp luật thì Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Đơn bị từ chối do có một bên thứ ba phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, trong trường hợp này ý kiến của bên thứ ba cũng là yếu tố được Cục sở hữu trí tuệ xem xét khi đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
- Người nộp đơn không nộp phí cấp văn bằng bảo hộ sau khi đã nhận được quyết định về việc đồng ý cấp văn bằng của Cục. Lý do không nộp lệ phí có thể do người nộp đơn không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu đó nữa, do người nộp đơn quên mất mình phải nộp lệ phí mới được cấp văn bằng do thời gian thực hiện thủ tục trước đó kéo dài, hoặc do điều kiện về địa lý khiến người nộp đơn không thể trực tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ nộp lệ phí được.
- Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật SHTT mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
- Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật SHTT.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;
Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi bị Cục SHTT từ chối ?
Thông thường để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý, chủ đơn thường mất một khoảng thời gian dài (tối thiểu 12 tháng) để chờ đợi kết quả cuối cùng. Việc bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cũng là điều không ai mong muốn, làm lãng phí về cả thời gian và tiền bạc với chủ đơn.
Để giảm thiểu được tối đa khả năng bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngay từ đầu người đăng ký nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ đơn nên tự mình kiểm tra khả năng (xác suất) được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ thông qua cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa chỉ http://www.noip.gov.vn/. Hay tốt hơn hết là ngay từ đầu nên ủy quyền cho một đại diện sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục. Tránh được rủi ro, thiếu sót sau này vì đây là công việc mang tính chất đặc thù đòi hỏi chuyên môn cũng như kinh nghiệm.
Ngay sau khi nhân được công văn phúc đáp của Cục SHTT Việt Nam về việc bổ sung, sửa đổi, dự định từ chối thì cá nhân, doanh nghiệp (chủ đơn) cần có ý kiến phản hồi xác đáng bằng văn bản. Trong đó cần nêu rõ các lý do, cơ sở của việc chấp thuận hay không chấp thuận. Cục SHTTVN sẽ xem xét cấp văn bằng bảo hộ, và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật SHTT, nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Bình Dương.
Tư vấn luật tại Bình Dương.
Tư vấn thu hồi công nợ tại Bình Dương.
Tư vấn hôn nhân gia đình, tư vấn ly hôn tại Bình Dương
Tư vấn, thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương.
Tư vấn luật đất đai tại Bình Dương.
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp tại Bình Dương.
Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.
Liên hệ: 096868.2478.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Bình Dương.
Tư vấn luật tại Bình Dương.
Tư vấn thu hồi công nợ tại Bình Dương.
Tư vấn hôn nhân gia đình, tư vấn ly hôn tại Bình Dương
Tư vấn, thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương.
Tư vấn luật đất đai tại Bình Dương.
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp tại Bình Dương.
Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.
Liên hệ: 096868.2478.